Báo chí Media là cụm từ cực kỳ quen thuộc đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực truyền thông Marketing. Kể cả những khách hàng đang tìm kiếm dịch vụ quảng cáo báo chí Media thì cũng cần phải biết sâu hơn về nó khi tồn tại trên thị trường đầy cạnh tranh như ngày nay.
Báo chí media
Hãy cùng KAB Media theo dõi bài viết bên dưới đây để khám phá chi tiết về các kiến thức quan trọng liên quan đến Media nhé.
Thế nào là báo chí Media?
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu được như thế nào là Media. Media chính là phương tiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức truyền tải thông điệp của mình đến với khách hàng.
Hay nói một cách khác thì Media là các kênh công cụ được sử dụng để lưu trữ và mang lại thông tin. Media thường được sử dụng kết hợp với những phương tiện truyền thông hoặc những đơn vị truyền thông đại chúng.
Báo chí Media chính là việc quảng cáo bằng hình thức báo chí thông qua các phương tiện truyền thông (media). Khi quảng cáo bằng hình thức báo chí Media thì doanh nghiệp dễ dàng truyền tải được đầy đủ thông tin và thông điệp của mình đến với đối tượng khách hàng muốn nhắm đến.
Ngoài hình thức báo chí thì Media còn có các phương tiện khác. Chẳng hạn như truyền hình, tạp chí, thư trực tiếp, điện thoại, đài, fax và internet,…
Media có mấy hình thức?
Khi các đơn vị thực hiện chiến lược truyền thông sẽ nhằm đến nhiều mục đích khác nhau. Chính vì thế mà Media cũng được phân loại ra nhiều hình thức để các đối tượng có thể dễ dàng lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp với nhu cầu của mình. Các hình thức của Media bao gồm:
Truyền thông sở hữu (Owned Media)
Đây là hình thức làm thương hiệu thông qua những kênh mà doanh nghiệp đã có sẵn. Đó là những kênh như: Báo chí media, Blog, Website, Landing Page,… Những kênh này là do doanh nghiệp muốn làm truyền thông tạo ra chúng và doanh nghiệp có quyền thay đổi và điều chỉnh nội dung của những kênh này.
Truyền thông sỡ hữu media
- Ưu điểm: Truyền thông sở hữu có tính ổn định và lâu dài. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát kỹ thuật và nội dung các kênh một cách tốt hơn. Đồng thời, tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư vào các kênh.
- Nhược điểm: Để phát triển lớn mạnh các kênh truyền thông sở hữu thì doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để xây dựng.
Truyền thông trả phí (Paid Media)
Khi triển khai cách truyền thông này thì doanh nghiệp phải trả phí. Doanh nghiệp sẽ phải bỏ tiền ra để thực hiện những yêu cầu nội dung quảng bá thông qua các kênh truyền thông. Chẳng hạn như quảng cáo ngoài trời, tổ chức sự kiện, chạy quảng cáo trên các mạng xã hội,…
- Ưu điểm: Kết quả mang về sẽ nhanh hơn khi làm truyền thông qua các kênh có tính phí. Hình ảnh thương hiệu sẽ tăng được độ phủ và tốc độ tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu cũng nhanh hơn. Bên cạnh đó, những tư liệu từ kênh truyền thông trả phí cũng mang tính chuyên nghiệp hơn.
- Nhược điểm: Đối với những kênh truyền thông trả phí sẽ có sự tham gia của các bên thứ 3. Cho nên doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát và theo dõi được tiến độ công việc. Ngoài ra thì mức chi phí chi trả cho những kênh này thường khá lớn nên cần phải cân nhắc nhiều hơn trước khi quyết định đầu tư.
Truyền thông lan truyền (Earned Media)
Là khi khách hàng và công chúng tự động tuyên truyền và quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đến nhiều người hơn. Chẳng hạn như việc người nổi tiếng đánh giá các sản phẩm, những bài chia sẻ của khách hàng trên mạng xã hội, các blogger thảo luận trên các diễn đàn,… đều được xếp vào hình thức truyền thông lan truyền.
Truyền thông lan truyền
- Ưu điểm: Tạo ra cái nhìn đa chiều về thương hiệu của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ thêm phần tin tưởng hơn và có khả năng cao đi đến quyết định mua hàng.
- Nhược điểm: Doanh nghiệp sẽ rất khó để đo lường được hiệu quả. Ngoài ra thì những tin tức tiêu cực thông qua việc lan truyền cũng khó kiểm soát.
Truyền thông chia sẻ (Shared Media)
Đối với hình thức này thì nó lại chia ra thành 3 loại, đó là truyền thông xã hội (Social Media), truyền thông miệng (Word Of Mouth) và truyền thông giới thiệu (Referral).
Truyền thông xã hội (Social Media) là một kênh trung gian hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truyền tải hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng. Các kênh truyền thông xã hội phổ biến hiện nay là Facebook, Instagram, Youtube, Twitter,…
Truyền thông miệng (Word Of Mouth) và Referral nghĩa là thương hiệu được người này yêu thích sẽ đi giới thiệu đến người khác bằng lời nói (truyền miệng).
Truyền thông chia sẻ
- Ưu điểm: Mang lại hiệu quả cao và tiếp cận được nhiều người sử dụng các mạng xã hội.
- Nhược điểm: Đối với những kênh truyền thông xã hội thì khi sử dụng doanh nghiệp cần tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt từ các nền tảng.
Làm Media là làm những gì?
Media là một thuật ngữ bao hàm nhiều thứ, là một lĩnh vực rộng lớn. Chính vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp trong ngành nghề này cũng “muôn hình vạn trạng”. Vậy thì làm Media là làm những gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua 3 nhân tố chính dưới đây. Đó là Client, Agency và Publisher.
Client
Đây là những khách hàng của Agency có nhu cầu trong việc quảng bá, truyền tải thông điệp qua nhiều phương tiện media khác nhau.
Ở mô hình này, những người làm Media sẽ được làm việc tuỳ thuộc vào quy mô của công ty cũng như ngân sách được đưa ra cho dự án. Những chức danh thường thấy tại Client như là Chuyên viên Facebook Ads, Chuyên viên quan hệ báo chí,…
Publisher
Publisher sẽ là bên sở hữu và quản lý chính thức những kênh truyền thông. Đây là mô hình thường thấy ở các đài phát thanh, đài truyền hình hoặc ad-network,…
Những đầu việc mà người làm báo chí Media thường đảm nhận như: Sale, bán khóa quảng cáo, bán tài khoản,… Các vị trí này thường đòi hỏi người làm phải có nền tảng vững chắc và có nhiều kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả.
Agency
Ở mô hình này thì công việc Media sẽ được phân chia cụ thể và rõ ràng qua 2 vị trí:
- Media Planner: Phụ trách công việc nghiên cứu, lên kế hoạch truyền thông, phân tích dữ liệu,…
- Media Execution: Thực hiện hoá những kế hoạch đã được làm ra và đã qua phê duyệt. Vị trí này thường sẽ phải phụ trách các hoạt động như đặt quảng cáo truyền hình, báo chí Media, bảng quảng cáo, tờ rơi,… Ngoài ra, người làm Media còn thực hiện tối ưu các kênh social media và chạy quảng cáo,…
TOP 3 kênh báo chí Media phổ biến nhất hiện nay
Khi tìm hiểu về báo chí Media thì bạn cần biết những kênh truyền thông nào mang lại hiệu quả cao và phổ biến nhất. Các chiến lược truyền thông áp dụng vào đúng kênh thì mới tạo ra được sự thịnh hàng, “viral” trên các nền tảng. Cùng khám phá 3 kênh Media có độ phủ sóng không hề nhỏ bên dưới đây nhé.
Blog & Website
Website là nơi tổng hợp và cung cấp thông tin một cách chủ quan. Thông thường các doanh nghiệp sẽ tích hợp chung blog và website lại với nhau để tăng tốc độ cập nhật thông tin. Vừa mang tính chia sẻ lại vừa cung cấp thông tin cho khách hàng.
Blog là kênh chia sẻ những thông tin hữu ích dưới dạng hình ảnh, clip, video hoặc chữ. Các bài viết trên blog sẽ có nhiều chủ đề được phân loại theo danh mục sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận.
Social Media
Tính đến nay thì Social Media vẫn là phương tiện truyền thông mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi nó bao gồm tất cả các nhu cầu về tính truyền tải thông tin của doanh nghiệp. Tính tương tác và tốc độ chuyển đổi đơn hàng của khách hàng. Thông qua những ý kiến của khách hàng được cập nhật trên các kênh mạng xã hội. Thì doanh nghiệp cũng có được sự chủ động hơn trong việc điều chỉnh thông điệp. Và truyền tải những nội dung đúng với những thứ mà khách hàng đang cần.
Hơn hết, các phương tiện mạng xã hội có hiệu ứng lan truyền cực kỳ mạnh mẽ. Nó giúp cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp tăng được sự thu hút và quan tâm của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp.
Báo chí Media
Từ rất lâu về trước thì báo chí media đã là một kênh truyền thông cực kỳ hữu ích. Nó không chỉ là một kênh truyền thông bình thường mà còn đại diện cho sự uy tín. Những tin tức từ báo chí luôn được người đọc tin tưởng và xem đó nguồn tin chính thống. Vậy nên, những doanh nghiệp sử dụng kênh báo chí để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Sẽ tăng được độ uy tín và khiến khách hàng có cảm tình hơn với thương hiệu của mình.
Vai trò của báo chí Media trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Chúng ta đã tìm hiểu được những kiến thức liên quan đến báo chí Media. Vậy thì bạn có biết Media đóng vai trò quan trọng như thế nào trong lĩnh vực truyền thông Marketing chưa? Hãy cùng giải đáp câu hỏi này qua những thông tin dưới đây nhé.
- Báo chí Media là cầu nối đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Nó thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Các phương tiện truyền thông truyền tải thông tin một cách cụ thể và rõ ràng. Những thông điệp, lợi ích mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng của mình. Đều được thể hiện hết sức chi tiết và sống động.
- Báo chí Media là công cụ giúp gia tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường.
- Là công cụ quảng bá trực tiếp. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo cách ổn định và mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Từ những hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp.
- Tạo nên danh tiếng và xây dựng thương hiệu lớn mạnh cho doanh nghiệp. Tạo dựng được lòng tin, củng cố sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều tệp khách hàng đặc biệt. Và quan trọng trong nhóm khách hàng tiềm năng.
Lời kết
Thông qua bài viết trên, KAB Media đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin thiết thực và quan trọng về lĩnh vực báo chí Media. Với một thời đại mà mạng lưới Internet phát triển mạnh như ngày nay. Thì việc nắm bắt những kiến thức và có sự am hiểu về Media là cực kỳ cần thiết.
Hãy liên hệ ngay với KAB Media để trải nghiệm các dịch vụ truyền thông đầy chất lượng và hiệu quả nhé.